ĐO
BÓC DỰ TOÁN
Nói
về lập dự toán, bạn sẽ phải chia ra nhiều mảng để học và nghiên cứu khác nhau
Ví
dụ mình liệt kê ra ở đây bắt đầu theo thứ tự: 1-Nghiên cứu bóc tách khối lượng
=> 2-nghiên cứu về định mức dự toán => 3-nghiên cứu về các văn bản thông
tư hướng dẫn.
Theo
thứ tự giải thích nhé:
1- Nghiên cứu bóc tách khối lượng:
Ban đầu và trước tiên phải làm được
điều này, đó là điều quan trong nhất, tức là từ bản vẽ tính ra khối lượng, cộng
thêm chút kinh nghiệm để hoàn thiện cho chính xác nhất
2- nghiên cứu về định mức dự toán:
Tức là bạn phải tra mã hiệu và tên
công tác cho phù hợp để chạy phân tích ra Vật liệu, nhân công, máy thi công để
áp giá và làm một số công việc khác
3- nghiên cứu về các văn bản thông tư hướng
dẫn:
Sau khi có được bảng dự toán (Khối lượng
và phân tích đầy đủ), bạn sẽ nghiên cứu các văn bản để áp dụng điều chỉnh các hệ
số và các chế độ chính sách của nhà nước
Phân
ra 3 phần cụ thể để dễ nắm bắt thôi, chứ 3 công việc này luôn đi song song và
liên quan đến nhau trong quá trình làm dự toán.
Hai
phần sau chúng ta có thể dần dần tìm hiểu thêm, vì liên quan đến các văn bản
nên tự tìm hiểu là hay nhất, nhiều vô số.
Tôi chỉ bắt đầu với phần
1- Nghiên cứu bóc tách khối lượng:
Do kinh nghiệm còn hạn
chế, mong được góp ý thêm để hoàn thiện tốt hơn nữa
Let go!
Vạn sự khởi đầu nan, gian
nan bắt đầu nản, hee.
Có ai như vậy không nhỉ ?!!!
Để
cho đơn giản và dễ hiểu thì bắt đầu từ những dự toán mẫu
Như
ví dụ sau đây, tổng hợp các list đầu việc cơ bản của một bảng dự toán nhà phố
du-toan-co-ban nha pho_cac list dau
viec.xls (cái này chia sẻ sau)
Và
chúng ta bắt đầu từ một bảng dự toán mẫu có file bản vẽ. Tôi sẽ đi từng phần và
giải thích chi tiết cách tính và tại sao tính như vậy
Và
mẫu dự toán ở đây
Biet thu (cái này bạn đã tải về rồi đó)
Do
không có file mẫu đầy đủ nên lên mạng kiếm về, Mẫu dự toán này là mình sưu tầm
trên mạng về, dựa vào đây vừa làm vừa phân tích cũng hay
Có
2 cách tính khối lượng
Cách
tính 1: mình sẽ giới thiệu phần sau, khi đó chúng ta sẽ có những mổ sẻ chi tiết
hơn, riêng mình thì mĩnh vẫn thích cách tính 1 hơn
Cách
2 như bài dưới:
Mỗi
cách đều có ưu nhược điểm: bạn nên làm theo 2 cách để tự trải nghiệm sau đó sẽ
tìm ra phương pháp tối ưu nhất
Dự toán là một quá trình đúng dần, vì thế không có dự toán nào chính
xác đến 100% đâu, yên tâm đi cho dù người lập dự toán giỏi đến đâu cũng không
thể làm chính xác tuyệt đối được !!!
Bắt đầu bài học:
Để
đơn giản khi làm dự toán các bạn kiếm 1 công trình đã có các đầu việc liệt kê
trước, sau đó dựa vào đó để tính toán cho nhanh và dễ dàng, không sợ bỏ sót đầu
việc
i/ Phần móng
Ở
đây người lập dùng phần mềm dự toán để hỗ trợ khâu tra mã hiêu, tính kết quả khối
lượng và phục vụ các công việc tiếp theo...
STT
|
MAÕ HIEÄU
|
NOÄI DUNG TEÂN COÂNG VIEÄC
|
ÑÔN VÒ
|
KHOÁI
|
ÑÔN GIAÙ
|
LÖÔÏNG
|
|||
1
|
AB.11322
|
Ñaøo moùng, ñaát caáp II, 10% thuû coâng
|
m3
|
3,264
|
M1: 6*1,2*1,6*0,7*1,2*0,1 = 0,968
|
||||
M2: 2*1,6*1,8*0,7*1,2*0,1 = 0,484
|
||||
Tröø: -2*0,8*0,6*0,7*1,2*0,1 = -0,081
|
||||
M3: 2*1,3*2,0*0,7*1,2*0,1 = 0,437
|
||||
M4: 2*1,0*1,0*0,7*1,2*0,1 = 0,168
|
||||
M5: 1*1,1*1,0*0,7*1,2*0,1 = 0,092
|
||||
MR1: 5*0,8*1,2*0,7*1,2*0,1 = 0,403
|
||||
MR2: 10*0,8*1,0*0,7*1,2*0,1 = 0,672
|
||||
MR3: 1*1,2*1,2*0,7*1,2*0,1 = 0,121
|
*** Như theo ví dụ trên
mình bắt đầu phân tích:
Mã
hiệu bạn tự tìm hiểu nhé. Ở đây mình chỉ hướng dẫn cách bóc khối lượng thôi, nếu
muốn tìm hiểu thêm cách tra mã hiệu thì hẹn gặp ở bài khác !!!
+ Ban đầu tính đào đất phải xác định được cao độ mặt đất tự nhiên,
cao độ mặt đất tự nhiên ở đây là +0.000m
+ Nhìn vào bản vẽ để xác định được cao độ đáy móng là bao
nhiêu để tính toán đào đất.
+ Tại sao ghi 10% bằng thủ công: vì đào bằng
máy không thể tạo được hình học hố móng theo ý muốn nên phải sửa lại bằng thủ
công. Khi đi thi công bạn sẽ rõ hơn nữa vấn đề này,
+ Tại sao lại là đất cấp II: trong bản vẽ hoặc
thuyết minh kết cấu, hoặc khảo sát thực tế là đất cấp II nên ta tính đất cấp II
6: số lượng móng M1
1,2: chiều rộng móng là 1m cộng thêm mỗi bên 0,1m (0,1 là BT lót
móng, xem bản vẽ)
1,6: chiều dài móng 1,4+ 0,1*2,
tương tự như trên cộng mỗi bên 0,1m BT lót
0,7: là chiều cao đào móng => Ở
đây người lập dự toán tính chiều cao đào móng = 0,6+0,1 (0,6: chiều cao móng.
0,1: cao BT lót) =>> Có một chút sơ suất của người lập là không để ý đến cao độ đào đất đáy hầm.
1,2:
hệ số mở rộng khi đào đất móng (taluy móng). Ví dụ khi đào móng bạn phải đào miệng hố to hơn đáy
hố để tránh sạt đất, dễ thi công (cái này đa phần lấy theo kinh nghiệm, để chắc chắn hơn bạn căn cứ vào
???)
0,1:
là 10%, đào bằng thủ công, tại sao như vậy thì bạn nghiên cứu thêm biện pháp
thi công, nôm na là để bảo vệ đất dưới đáy hỗ móng không bị xáo trộn nên đào
như thế, và sửa thành hố móng cho đẹp
= 0,968: kết
quả sau khi tính toán , cái này sử dụng phần mềm nên có kết quả ở đây luôn
|
Hình:
Hố móng đào chuẩn là như thế này đấy!!!
Cùng phân tích chiều cao đào móng lại cho chính xác:
Chú ý cao độ đào này nhé: Mặt đất tự nhiên là +0.000 (bản vẽ mặt bằng vách tầng hầm)
Cao
độ đáy hầm là -1.800
BT
đáy hầm dày 0.150m
BT lót đáy hầm dày 0.100m (ở bản vẽ này không thấy BT lót đáy, nhưng
thực tế thi công đa số vẫn phải làm lót đáy hầm)
Cao độ đáy móng là -2.400
BT lót móng dày 0.100m
=> Chỉ đào đất từ đáy móng tới đáy hầm cho phần móng M, còn móng Mr thì khác
nhé
=>> Chiều cao đào đất móng = (2,4+0,1) –
(1,8+0,15+0,1) = 0,45 (m)
Chú ý: MR1, MR2, MR3
Do cốt tự nhiên là +0.000, phía trên
móng rào không có tầng hầm, nên cao độ đào móng là: - (1,1 + 0,1 cao BT lót) =
1,2 m
Do đó tính như trên là bị nhầm cao
độ đào đất phải sửa lại cho đúng MR1:5*0,8*1,2*1,2*1,2*0,1 = ?
Tương tự như các móng MR2, MR3
Hố móng cọc BTCT
Sửa hố móng bằng thủ công
2
|
AB.25112
|
Ñaøo moùng, ñaát caáp II, 90% baèng maùy
|
100m3
|
M1: 6*1,2*1,6*0,7*1,2*0,9/100 = 0,087
|
|||
M2: 2*1,6*1,8*0,7*1,2*0,9/100 = 0,044
|
|||
Tröø: -2*0,8*0,6*0,7*1,2*0,9/100 = -0,007
|
|||
M3: 2*1,3*2,0*0,7*1,2*0,9/100 = 0,039
|
|||
M4: 2*1,0*1,0*0,7*1,2*0,9/100 = 0,015
|
|||
M5: 1*1,1*1,0*0,7*1,2*0,9/100
= 0,008
|
|||
MR1: 5*0,8*1,2*0,7*1,2*0,9/100
= 0,036
|
|||
MR2: 10*0,8*1,0*0,7*1,2*0,9/100
= 0,06
|
|||
MR3: 1*1,2*1,2*0,7*1,2*0,9 /100
|
Chú ý tra mã
hiệu: tùy thuộc vào biện pháp thi công, mặt bằng, khối lượng thi công để áp dụng
đào bằng máy hay bằng thủ công
Đào bằng máy
thì đơn vị tính là 100m3 nhé, nhớ để ý
M1: 6*1,2*1,6*0,7*1,2*0,9/100 = 0,087
M1: số lượng * chiều rộng * chiều dài * chiều cao
* hệ số mở rộng * 90% máy / đơn vị đào bằng máy là 100m3
Tương tự như vậy bạn tính cho các móng còn lại
***
Chú ý: cao độ móng MR1, MR2, MR3 chiều cao đaò đất như đã phân
tích ở trên không phải là 0,7m như trong dự toán mẫu
3
|
AB.11312
|
Ñaøo ñaø kieàng, ñaát caáp II
|
m3
|
DK1: (12+12,2+8,6)*0,2*0,4*1,2 = 3,149
|
|||
GM: (4,8+5,1*2+5,0*2)*0,4*0,5*1,2 = 6
|
|||
DKr: 27,6*0,2*0,3*1,2 = 1,987
|
(12+12,2+8,6): chiều
dài đào móng đà kiềng
0,2: chiều rộng đào: thực tế sẽ phải đào rộng 0,2 +0,1*2 =
0,4m (chiều rộng ĐK + 0,1*2 phần BT lót
2 bên)
0,4: chiều cao đào : thực tế sẽ phải đào sâu 0,4 + 0,1 (chiều cao đà kiềng + chiều cao BT lót ĐK)
1,2: hệ số mở rộng
Nhưng ở ví dụ trên mình không rõ là họ tính chiều dài đà
kiềng như thế nào, để đơn giản và dễ kiểm tra bạn nên tính chi tiết ra như sau:
ĐK1:
Trục A: (1,5+3,2+1,6+3,1)*0,4*0,5*1,2
Trục B: (1,5+3,7+2,6+3,6)*0,4*0,5*1,2
Trục C: (1,5+3+1,2+2,9)*0,4*0,5*1,2
* Chú ý: tính chiều dài ở trên lọt lòng 2 móng và lọt lòng
GM. Do đà kiềng nằm liền với đài móng, nên khi tính toán đào đất chúng ta không
tính cho phần giao giữa ĐK và móng
Chú ý lại cao độ đào: Mặt đất tự nhiên là +0.000 (bản vẽ mặt bằng vách
tầng hầm)
Cao
độ đáy hầm là -1.800
BT
đáy hầm dày 0.150m
BT lót đáy hầm dày 0.100m (ở bản vẽ này không thấy BT lót đáy, nhưng
thực tế thi công đa số vẫn phải làm lót đáy hầm)
Cao độ đáy DK là –(1,8+0,4) =-2,2 m
BT lót móng dày 0.100m
=> Chiều cao đào đất đà kiềng là = (2,2+0,1) –
(1,8+0,15+0,1) = 0,25 (m)
=>> Tương tự chiều cao đào đất GM là = 0,35m
=>>Chiều cao đào đất DKr là = 0,3+0,1+0,05
Bổ sung: phần đào đất mương thu nước tầng hầm
Và công tác
được tính lại như sau
3
|
AB.11312
|
Đào đà kiềng, đất cấp II
|
m3
|
DK1:
|
|||
Trục A: (1,5+3,2+1,6+3,1)*0,4*0,5*1,2
|
|||
Trục B: (1,5+3,7+2,6+3,6)*0,4*0,5*1,2
|
|||
Trục C: (1,5+3+1,2+2,9)*0,4*0,5*1,2
|
|||
GM: tính tương tự
|
|||
DKr: tính tương tự
|
|||
Bổ sung công tác:
|
|||
Mương thu nước ram dốc hầm:
|
|||
3,1*1,05*0,55*1,2
|
Tương tự tính lại cho GM và DKr: tính như cách tính trên của
mình, trong bài dự toán mẫu tính chưa chính xác lắm
* Chú ý:
Ở bài mẫu dự toán trên chúng ta quan sát bản vẽ thấy có làm tầng hầm, mà trong
dự toán không có phần đào đất tầng hầm => dự toán tính thiếu, cần phải bổ sung
thêm
Đào đất tầng hầm : 8,35 *
18,2*(1,8+0,15)*1,2
8,35: chiều rộng tính từ mép BT lót
móng M3 đến M2
18,2: chiều rộng tính từ mép BT lót
móng M4 đến M1
(1,8+0,15+0,1): 1,8 chiều sâu đào
đất tính từ cao độ đáy hầm; 0,15: chiều dày hầm; 0,1: BT đáy hầm
1,2: hệ số mở rộng đào đất, ở đây
chúng ta phải nghiên cứu thêm về mặt bằng thi công để thi công đào đất. Nếu mặt
bằng thi công rộng rãi thì chúng ta không phai suy nghĩ gì hết.
Còn nếu trường hợp xây chen xây trong thành phố thì phải có biện pháp thi công cụ thể, không thể muốn đào như thế nào cũng được. Bạn nghiên cứu thêm về biện pháp thi công.
Còn nếu trường hợp xây chen xây trong thành phố thì phải có biện pháp thi công cụ thể, không thể muốn đào như thế nào cũng được. Bạn nghiên cứu thêm về biện pháp thi công.
Ở đây mình lấy hệ số đào là 1,2 để
đơn giản cho các bạn mới vào nghề tính toán áp dụng.
Nếu đi sâu thêm thì tính như vậy là chưa chính xác. Tạm thời cứ vậy đã
Nếu đi sâu thêm thì tính như vậy là chưa chính xác. Tạm thời cứ vậy đã
Sau khi đào xong chúng ta sẽ phải
tính công tác đắp đất móng, còn dư bao nhiêu sẽ tính vận chuyển đât thừa đi đổ
Vậy là tạm thời kết thúc phần đào
đất móng !!! keke
Thấy đổ mồ hôi hột chưa, chứ tôi
thấy đổ nhiều rồi đó. Có ai tốt thì mời đi uống café nhé !!!
Cho số đt luôn này 0168.396.1898. Đi
làm ăn mà số hơi xấu nhỉ, Số xấu nhưng mà nó kinh tế bạn à, có giá của nó hết
đó.kaka!!!
Chào anh, anh vui lòng cho em hỏi là phần trừ chỗ đào móng là tính cho phần nào vậy? Cám ơn bài viết của anh!
Trả lờiXóa