Đã cập nhật định mức mới 1172, 1173

Phần mềm dự toán Acitt đã cập nhật các bộ định mức mới của Bộ xây dựng công bố
+ Quyết định 587 năm 2014 phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung 1777),
+ Định mức 588 năm 2014 phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung),
+ Định mức 590 năm 2014 về công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng lưới cấp nước,
+ Định mức 591 năm 2014 duy trì hệ thống thoát nước đô thị,
....

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Bạn tính dự toán theo kiểu nào ?

Ngày trước mới đi làm cũng phân vân không biết tính dự toán theo kiểu nào (hay form nào đây) là chuẩn và dễ dàng nhất: 
Cách 1: diễn giải theo kiểu dài x rộng x cao
Cách 2: diễn giải khối lượng ngay dưới tên công việc hay tính 


Cách 1: Dự toán theo kiểu dài x rộng x cao

Cách 2: Dự toán theo kiểu diễn giải trực tiếp công viêc

   Hồi làm ở một công ty tư vấn cũng lớn mà có người làm theo cách này người làm theo cách kia. Hỏi thì các anh chị nói làm thế nào cũng được, miễn sao chính xác là được.
   Họ nói là thế thôi, chứ thực ra khi nói chuyện vui thì nghe kể là vì họ thích cách này nên làm thế này, thích cách kia nên làm thế kia. Rồi sau đó họ phân tích liệt kê các mặt tốt và không tốt của từng cách diễn giải khối lượng.
   Cách 1 Dự toán theo kiểu diễn giải dài x rộng x cao: Tận dụng được các phép toán của excel, có thể dùng hàm tính link công thức dễ dàng. Nhưng có nhiều công tác mà đặc thù liên quan tới số học (Căn, bình phương, hàm số học...) hay muốn diễn giải chi tiết hơn ngoài 3 số dài x rộng x cao thì khó khăn.
   Cách 2 Dự toán theo kiểu diễn giải khối lượng ngay dưới tên công tác thì ưu điểm diễn giải được chi tiết rõ ràng từng con số, thao tác cho công việc dễ nhìn và có vẻ nhanh hơn kiểu kia. Nhược là bạn phải dùng phần mềm nếu muốn dùng theo kiểu này, và không áp dụng được triệt để các phép toán của excel.
   
Phân tích sơ qua vậy thôi. Chứ thực ra ai làm kiểu nào cũng được hết. Nhưng mình cũng xin có chút ý kiến cá nhân trong việc này:

  
 Đây là một file dự toán được kết hợp ở 2 cách trên, nhưng chủ đạo vẫn diễn giải theo từng cột dài x rộng x cao.
   Mình nhận thấy rằng nên làm theo cách này, bạn sẽ rất dễ dàng thao tác với các hàm có sẵn trong excel, đặc biệt hơn nữa là ván đề xử lý số liệu cũng đơn giản hơn. Bạn có thể link các số liệu thống kê từ file khác vào file đang làm, hoặc có thể cập nhật các giá trị nhanh chóng cho nhiều hạng mục nếu có link với nhau
   Ngoài ra quyết định 788 của BXD về hướng dẫn đo bóc khối lượng, thì ở đó hướng dẫn cho bạn cách tính theo số liệu từng cột dài x rộng x cao chứ không phải là theo kiểu diễn giải trực tiếp như cách 2
   
Cứ thử cả 2 cách như mình nói đi rồi bạn sẽ nhận ra ưu nhược điểm cảu từng cách, sau đó hãy lấy 1 cách để làm chuẩn hóa cách tính cho mình, hii 

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Học và làm đo bóc khối lượng dự toán 2

ĐO BÓC DỰ TOÁN

Nói về lập dự toán, bạn sẽ phải chia ra nhiều mảng để học và nghiên cứu khác nhau
Ví dụ mình liệt kê ra ở đây bắt đầu theo thứ tự: 1-Nghiên cứu bóc tách khối lượng => 2-nghiên cứu về định mức dự toán => 3-nghiên cứu về các văn bản thông tư hướng dẫn.

Theo thứ tự giải thích nhé:
1-    Nghiên cứu bóc tách khối lượng:
Ban đầu và trước tiên phải làm được điều này, đó là điều quan trong nhất, tức là từ bản vẽ tính ra khối lượng, cộng thêm chút kinh nghiệm để hoàn thiện cho chính xác nhất

2-    nghiên cứu về định mức dự toán:
Tức là bạn phải tra mã hiệu và tên công tác cho phù hợp để chạy phân tích ra Vật liệu, nhân công, máy thi công để áp giá và làm một số công việc khác

3-    nghiên cứu về các văn bản thông tư hướng dẫn:
Sau khi có được bảng dự toán (Khối lượng và phân tích đầy đủ), bạn sẽ nghiên cứu các văn bản để áp dụng điều chỉnh các hệ số và các chế độ chính sách của nhà nước

Phân ra 3 phần cụ thể để dễ nắm bắt thôi, chứ 3 công việc này luôn đi song song và liên quan đến nhau trong quá trình làm dự toán.
Hai phần sau chúng ta có thể dần dần tìm hiểu thêm, vì liên quan đến các văn bản nên tự tìm hiểu là hay nhất, nhiều vô số.

Tôi chỉ bắt đầu với phần 1- Nghiên cứu bóc tách khối lượng:
Do kinh nghiệm còn hạn chế, mong được góp ý thêm để hoàn thiện tốt hơn nữa
Let go!

Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản, hee.

Có ai như vậy không nhỉ ?!!!

Học và làm đo bóc khối lượng dự toán 1

Dự toán, hay là dự đoán, hee !!!

   Thực sự thì cũng hơi băn khoăn về việc này là, có nên viết một bài học về tính khối lượng dự toán trong xây dựng hay không!!!
   Đi học các lớp nghiệp vụ dự toán thì thấy đa số là giới thiệu cách dùng phần mềm, các văn bản là chính.
   Nhưng điều quan trong đầu tiên của việc làm dự toán thì lại bỏ qua, đó là bóc tách khối lượng

   Đây không phải là giáo trình hay là bài giảng gì cả nha!!! Mình thấy nhiều lúc rảnh không biết làm gì, mà có nhiều bạn bảo là chỉ cho tính dự toán.
    Chỉ từ đâu đây, ban đầu mình nói với 1 anh bên kiến trúc là: e cho anh mấy cái văn bản này, đọc xong thì e dạy tiếp, rút cuộc là vài tháng qua vẫn không thấy đọc gì. Cũng một bạn bên xây dựng bảo chỉ dự toán, mình cũng hướng dẫn là đọc những văn bản nào để làm quen trước đã, rút cuộc vài tháng cũng chẳng đọc. Cũng có một bạn học KTXD mới ra trường có tinh thần học hỏi đó nha, nhưng kiến thức ở trường thì ra ngoài chưa thấy phát huy được tác dụng nhiều, bạn chưa thực sự lăn lộn vào công việc hay vì bạn chưa biết bắt đầu từ đâu. Bởi vậy nhiều khi thời gian trôi qua mà vẫn chưa học được làm dự toán
    Điều mình muốn nói là: các bạn thực sự có muốn học hay không, nếu muốn thì phải hy sinh và trả giá đôi chút nha. Giá không đắt đâu, hee. Quan trọng là phải có động lưc !!! Thú thật mình cũng dạng gà mờ, nhiều lúc cũng nản và bỏ dở mọi thứ. Thôi bắt đầu nào !!!


   Tại sao ư: đơn giản là hãy bắt đầu từ những thứ có sẵn, sẽ dễ chịu hơn nhiều đó. Bạn xem dự toán mẫu nếu thấy mình hiểu và làm được rồi thì cảm ơn bạn, bạn không phải đọc những bài tiếp theo đâu. Vì mình bắt đầu cho những bạn còn tập đi, hii
   Nói chung là cùng nghiên cứu nhé, như 2 thằng bạn "mày và tao"

Công trình này là biệt thự có đầy đủ từ móng tới mái, nhỏ thôi nhưng mà đầy đủ để chúng ta làm việc từ h tới vài tháng sau đó. Đừng nản nhé, cố lên tôi ơi !!!