Đã cập nhật định mức mới 1172, 1173

Phần mềm dự toán Acitt đã cập nhật các bộ định mức mới của Bộ xây dựng công bố
+ Quyết định 587 năm 2014 phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung 1777),
+ Định mức 588 năm 2014 phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung),
+ Định mức 590 năm 2014 về công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng lưới cấp nước,
+ Định mức 591 năm 2014 duy trì hệ thống thoát nước đô thị,
....

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Dự toán thật dễ

Đừng xem nếu bạn không muốn làm dự toán dễ hơn, nhanh hơn!

(Lưu ý: những gì tôi chia sẻ với bạn ở đây là những thắc mắc tổng hợp và trải nghiệm thực tế về dự toán xây dựng của các anh chị đi trước và của chính tôi.)


Không biết đọc bản vẽ thì đừng bao giờ nghĩ tới việc lập dự toán!
  • Bạn đã biết gì về dự toán xây dựng chưa?
  • Làm dự toán thực sự có khó không?
  • Tôi không học đúng chuyên ngành kinh tế xây dựng liệu tôi có thể làm dự toán tốt chứ?
  • Bạn có nắm rõ các văn bản xây dựng chuyên ngành về  việc xây dựng một bảng dự toán?

CHÀO BẠN !
Như bạn biết,
Trước đây để lập dự trù kinh phí xây dựng thực sự có vẻ phức tạp và găp một số khó khăn nhất định.
Kỳ thực, điều đó là rất đúng, khi mà công nghệ thông tin ở nước ta còn hạn chế. Nhưng điều đó bây giờ không còn trở ngại lớn nữa, khi mà việc ứng dụng CNTT và phần mềm trong tự động hóa xây dựng trở nên rất phổ biến như hiện nay.
Làm dự toán từ đâu, bắt đầu từ những bước đơn giản nào,
Dự toán xây dựng là quá trình tính toán ước lượng các khoản chi phí, khối lượng xây dựng dựa trên những hồ sơ bản vẽ, đôi khi là kinh nghiệm mà chưa được hình thành trên thực tế.
Để xây dựng một bảng dự toán yêu cầu rất đơn giản: biết đọc bản vẽ, hiểu sơ lược về các bước cấu thành đơn giá, thêm một chút về kỹ năng hành nghề.
Đơn giản và ngắn gọn: Dự toán = bản vẽ + tính toán

Nguyên tắc xác định dự toán:
Tính đúng, đủ, không trùng lắp, phù hợp
Theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán
Có nội dung công việc là có chi phí.

Quy tắc đo bóc khối lượng xây dựng công trình:
-  Đo bóc theo trình tự của phương hướng: bắt đầu từ góc trên trái của bản vẽ mặt bằng, từ trái sang phải, sau đó từ trên xuống dưới. Phương châm thuận theo chiều kim đồng hồ.
-  Đo bóc khối lượng theo trình tự: Trước ngang sau dọc, trước trên sau dưới, trước trái sau phải
-  Đo bóc theo trình tự mã số phân chia hạng mục ở bản vẽ. Theo chi tiết kết cấu ghi chú trên bản vẽ, mã số chi tiết kèm theo để tiến hành đo bóc.

Tính toán theo nguyên tắc, trái -> phải, dưới -> trên

Các căn cứ để lập dự toán xây dựng công trình:
  • Bản vẽ thiết kế, thuyết minh kĩ thuật
  • Các văn bản pháp quy,
  • Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm lập dự toán,
Sơ đồ nguyên lý:
Mô tả bằng lời lằng nhằng khó hiểu, cứ nhìn vào sơ đồ tư duy sẽ ngộ ra NGUYÊN LÝ. Nếu chưa Ngộ thì hãy đặt thêm câu hỏi để làm rõ,

Kết luận quan trọng mách bạn,
Hai dữ kiện luôn song hành cùng dự toán:
  1. Công việc trong bộ định mức áp dụng,
  2. Kích thước và biện pháp thi công từ bản vẽ thiết kế.
==> Không biết đọc bản vẽ thì đừng bao giờ nghĩ tới việc làm dự toán.
==> chỉ biết đọc bản vẽ mà không biết về định mức thì bóc trật lất 100% hoặc bóc để chơi không dùng vào tính dự toán được.
  1. 1091 xây dựng (phần bổ sung)
  2. 1776 (2405) xây dựng: AA.10000 -> AL.10000
  3. 1777 (3305) lắp đặt: BA..... -> BD.....
  4. 1778 sửa chữa: XA.....-> XU.... (SA... -> SU)
  5. 1779 (2805) khảo sát: CA.....-> CS......
  6. 1780 thí nghiệm vật liệu và cấu kiện: DA....-> DB....
  7. 1781 thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp: EA... -> EH...
  8. 1782 lắp đặt máy và thiết bị công nghệ: 1.01.0000 -> 1.24.0000
  9. 1783 truyền dẫn phát sóng truyền hình: 1.00.000 -> 5.90.000 
  10. 1784 định mức vật tư: 
Phần chuyên Ngành:

Nếu bạn muốn thành kỹ sư định giá chuyên nghiệp, trước hết:
  • Phải biết đọc bản vẽ, nếu chưa biết thì phải đi học
  • Biết đọc rồi thì phải tập cho thành thạo, hiểu rõ, biết được thừa thiếu sai chỗ nào (thời gian + kiên trì = thành công)
  • Hiểu rõ về biện pháp thi công: không hiểu thi công lập dự toán trật lất cái thừa cái thiếu, ra công trường dầm mưa dãi nắng là chuẩn nhất, nếu ko có điều kiện cứ moi mấy cái TCVN ra mà ngâm,
  • Đọc và nghiền ngẫm nghĩ cấu trúc dự toán, ko nên quá tin tưởng vào phần mềm, nhiều khi phần mềm trật lất
Sơ đồ tư duy trong lập dự toán?


Kết luận:

Muốn bóc khối lượng dự toán cần:

1. Biết đọc bản vẽ sành sỏi: không biết đọc thì nghỉ khỏe đừng học các trung tâm, cơ sở đào tạo định giá làm gì tốn tiền, mất thời gian.

2. Hiểu rõ đến tận gốc rễ các công việc định mức mà ta áp dụng: không hiểu làm sai trật lất ráng chịu (tốt nhất đi công trường nhiều là khỏi phải bàn cãi 
Các bạn chỉ cần nắm vấn đề NGUYÊN LÝ: không cần sách hướng dẫn, không cần nhớ mà chỉ cần ĐỌC MÔ TẢ CỦA ĐỊNH MỨC CÔNG VIỆC ÁP DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG là đã có đơn vị tính, cách bóc...
3. Biết biện pháp thi công công trình đang bóc Kl dự toán: không biết thì cũng nghỉ khỏe. Vì nếu bạn không biết thì sao chọn được đào máy hay đào thủ công, dùng máy khoan nào để khoan cọc khoan nhồi? (bản vẽ không thể hiện nội dung này mà người bóc khối lượng dự toán phải Quyết định..)


Khuyến cáo khi thực hiện công tác đo bóc khối lượng:
  • Nghiêm chỉnh theo quy định quy phạm của đo bóc khối lượng công trình,
  • Chú ý phải theo trình tự nhất định để đo bóc khối lượng,
  • Đơn vị đo bóc khối lượng công trình phải phù hợp đơn vị đo trong định mức,
  • Đo lường diện tích phải thống nhất nhau,
  • Chú trọng chia đoạn chia lớp để đo bóc khối lượng. Theo phương án thi công để chia đoạn đo bóc khối lượng hoặc phân chia theo vật liệu sử dụng để đo bóc khối lượng
  • Tăng cường kiểm tra đối chiếu,


 Các văn bản pháp lý tham khảo khi lập dự toán (để tránh phức tạp và dễ dàng trong việc lập dự toán thì nên tham khảo những văn bản bôi màu bên dưới):
  • Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu chung lên mức 1.050.000 đồng.
  • Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ ban hành Quy định mức lương tối thiểu vùng 2013
  • Nghị định số Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu theo vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động,
  • Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.
  • Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán năm 2011 của các địa phương Download
  • Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán năm 2012 của các địa phương Download
  • Thông tư số 18/2010/TT- BLĐTBXH quy định tiền lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện gói thầu tư vấn và áp dụng hình thức và hợp đồng theo thời gian thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước
  • Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (thay thế Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ)
  • Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
  • Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình
  • Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ Về quản lý vật liệu xây dựng
  • Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng
  • Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng
  • Quyết định số 788/BXD-VP ngày 26/08/2010 của Bộ Xây dựng V/v công bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình
  • Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 7/5/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng
  • Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Văn bản số 2857/UBND-ĐTMT ngày 8/5/2008 của UBND TP. HCM Về thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố
  • Quyết định số 06/2008/QĐ-BXD ngày 18/4/2008 của Bộ Xây dựng V/v ban hành quy chế cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng


Một số yêu cầu chủ yếu của người cán bộ lập dự toán

Để trở thành một người lập dự toán giỏi (cao hơn là kỹ sư lập dự toán, cán bộ định giá, kỹ sư định giá, kỹ sư quản lý chi phí) cần thiết phải có những năng lực gì? Tập trung vào rèn luyện những kỹ năng gì?


Dự toán xây dựng công trình (dự toán) đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư xây dựng. Kế hoạch này là nền tảng cho công tác quản lý – kiểm soát mọi chi phí của dự án. Mặc dù việc lập dự toán không tạo ra một cái gì hữu hình cho sản phẩm cuối cùng của một dự án đầu tư xây dựng. Nhưng đó lại là một phần quan trọng không thể thiếu của kế hoạch tổng thể cho phép đạt được những mục tiêu đề ra của dự án. Để có được một bản dự toán hoàn chỉnh và chính xác đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, người lập dự toán có vai trò vô cùng quan trọng. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, công tác lập dự toán (chi phí xây dựng) do các kỹ sư định giá thực hiện. Công trình càng lớn yêu cầu kỹ thuật càng phức tạp, năng lực, phẩm chất và trình độ của người cán bộ lập dự toán càng phải cao. Để trở thành một người lập dự toán giỏi cần thiết phải có những năng lực như sau:

1. Biết đọc bản vẽ: Khi lập dự toán cho một công trình người lập dự toán cần nắm bắt và hiểu rõ bản vẽ thiết kế của công trình đó. Hình dung được công trình qua các giai đoạn thi công. Có kiến thức vững vàng về các loại nguyên vật liệu xây dựng, trình tự và các biện pháp thi công công trình, nắm bắt được các tiền lệ phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng.

2. Sự hiểu biết, những kinh nghiệm và các số liệu thu thập, tích luỹ được thông qua những trải nghiệm trong thực tế thi công xây dựng các công trình có liên quan về những loại nguyên vật liệu cần thiết, năng suất lao động của công nhân và năng suất các loại máy móc, thiết bị, chi phí chung và tất cả các loại chi phí khác. Khả năng dự đoán trước các chi phí có thể phát sinh trong dự án đầu tư xây dựng.

3. Phải nắm bắt được những nguyên tắc xác định của công tác đo bóc tiên lượng. Thông thạo, nắm vững phương pháp chuẩn, thông dụng về lập dự toán, các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và quy định có liên quan đến công tác lập dự toán.

4. Sự ngăn nắp và có trí nhớ. Khả năng làm việc chính xác, tính cẩn thận trong khi thực hiện các tính toán.

5. Khả năng tập hợp, phân loại và ước lượng số liệu có liên quan trong công tác lập dự toán.

6. Ngày nay các công trình xây dựng thường có quy mô lớn, phức tạp. Kéo theo đó là khối lượng tính toán, xử lý số liệu rất lớn (bóc tách khối lượng, liệt kê danh mục công việc, áp giá, trình bày tài liệu, vẽ hình minh hoạ, trình bày tiến độ…) tất cả những công việc này đòi hòi phải xử lý bằng các phần mềm máy tính (đòi hỏi về thời gian, độ chính xác…). Nên các kiến thức cơ bản về tin học và sự thông thạo các chương trình lập dự toán trong máy tính cũng phải coi là một kiến thức cơ sở của người kỹ sư lập dự toán. (sử dụng thành thạo các chương trình riêng lẻ chưa đủ, mà phải kết hợp được các chương trình, tiện ích khác nhau để giải quyết được vấn đề).

7. Kỹ năng tìm kiếm giá trị thay thế: Khả năng sáng tạo có thể đề xuất phương án từ đó có thể xử lý tốt nhất các chi phí của dự án trong giới hạn của phần ngân quỹ dành cho dự án. Từ những hiểu biết, khả năng và kinh nghiệm của mình về vật liệu, kết cấu, công nghệ thi công xây dựng… người lập dự toán có thể đề xuất được cho chủ đầu tư những phương án đem lại lợi ích cao hơn cho dự án. (Ví dụ: Kỹ sư KTXD đào tạo tại khoa KTXD, trường ĐHXD thường xuyên phải đưa ra ít nhất 2, 3 phương án cho đồ án tổ chức thi công để tính toán, so sánh lựa chọn phương án khả thi mà kinh tế nhất). Ở Mỹ có riêng một chuyên ngành gọi là Value Engineering.

8. Thường với một công trình nhỏ việc lập dự toán có thể giao cho một người. Nhưng với những dự án lớn có thể phải do nhiều người cùng thực hiện công tác lập dự toán. Nên khả năng thích ứng, tính cộng tác với đồng nghiệp trong các điều kiện làm việc (làm việc độc lập hoặc làm việc kết hợp theo nhóm) cũng rất quan trọng.

9. Tại các nước phát triển trên thế giới (Anh, Mỹ, Hồng Kông…) bản dự toán được coi là một kho vàng thông tin. Những tài liệu này được lưu trữ và lấy ra tham khảo triệt để cho các công trình sau – thường gọi là “số liệu lịch sử”. Với việc khai thác triệt để các thông tin trong đó người lập dự toán có thể đề xuất, kiến nghị và kiểm soát được tiến độ công việc (kể cả tiến độ thi công). Chính vì vậy người lập dự toán cũng phải có những kiến thức về tổ chức thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang (Gantt chart) hoặc sơ đồ mạng (Network diagram). Bởi chính tiến độ và tương ứng là thời gian cũng là tiền bạc, cũng liên quan đến chi phí.

10. Ngoại ngữ (đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế – xây dựng). Trong thời đại kinh tế thị trường thì các dự án đầu tư xây dựng có thể có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài, nhất là trong khâu thiết kế hay cung cấp thiết bị. Khi các chỉ dẫn kỹ thuật, thuyết minh trong bản vẽ, các báo giá cung cấp vật liệu, thiết bị, hợp đồng thuê tư vấn… được trình bằng tiếng nước ngoài thì việc nắm bắt được ngoại ngữ là rất cần thiết để có thể hiểu rõ phạm vi công việc khi bóc tách khối lượng, liệt kê danh mục công việc và áp giá…


Bên cạnh các yêu cầu trên về năng lực, người kỹ sư lập dự toán còn có thể đóng góp vào việc hoàn thiện một bản dự toán để nâng cao chất lượng của hồ sơ các tài liệu cần thiết bao gồm:


1. Các bản vẽ thiết kế của công trình, bao gồm cả bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kết cấu, bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt cắt điển hình và những chi tiết khác có liên quan của công trình. Để người lập dự toán có thể đo bóc các khối lượng chính xác các bản vẽ phải rõ ràng, hoàn chỉnh và đầy đủ các kích thước, có sự phù hợp giữa kích thước thực tế và tỷ lệ thể hiện trong bản vẽ.

2. Các thuyết minh, chỉ dẫn và yêu cầu kỹ thuật trình bày chính xác về đặc tính và chủng loại nguyên vật liệu sẽ được sử dụng.

3. Cơ sở dữ liệu về định mức, đơn giá, chi phí cần thiết để thực hiện các danh mục công việc khác nhau.
4. Các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Những năng lực của người lập dự toán (cán bộ định giá, kỹ sư định giá, kỹ sư quản lý chi phí) cần phải có nêu trên là những yêu cầu chung. Tuỳ theo tính chất phức tạp ở mỗi dự án, loại và cấp công trình, quy mô công trình và tuỳ thuộc dự toán của bước thiết kế mà yêu cầu điều kiện năng lực khác nhau đối với người lập dự toán. Tất nhiên, trong quá trình hành nghề của mình để có thể tồn tại và phát triển theo kịp thời đại người lập dự toán vẫn phải duy trì, liên tục trau dồi và phát huy hơn nữa các phẩm chất như đã nói ở trên.

Tg:Nguyễn Thế Anh (Viện kinh tế-BXD)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét